Cà Phê – Giá Trị Thực Của Nó
Cà phê được coi là một loại hương liệu có khả năng thôi miên tất cả mọi người, là sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Thức uống này trở nên phổ biến trong cộng đồng người bình dân cũng như những người có địa vị cao trong xã hội.
Cà phê như một chất kích thích đầy cảm hứng, được sử dụng trong các ngôi nhà thân yêu, cho buổi hẹn hò của các cặp uyên ương và để xua tan nỗi buồn ngủ, mệt mỏi. Quán cà phê trở thành nơi hẹn hò, các cuộc tụ họp quan trọng, gặp gỡ đối tác, cả sáng tác văn chương và là nơi gắn kết những tín đồ cà phê lại với nhau. Cà phê đã trở thành một văn hóa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam và đã đi vào thơ ca, nhạc, họa như một lẽ tất nhiên.
Được phát hiện cách đây hơn 1.000 năm nhờ công đầu của một người chăn cừu tên là Kaldi ở Ethiopia, hiện cà phê có tới hơn 500 triệu “tín đồ”. Trong thế giới hơn 7 tỷ người, cà phê đã trở thành một đồ uống không thể thiếu của các nền văn hóa trên khắp các châu lục. Tây Nguyên là một vùng đất màu mở của văn hóa cà phê. Có thể ví Tây Nguyên như là cái nôi của ngành cà phê và Buôn Ma Thuột đã nuôi dưỡng ngành cà phê Việt Nam trưởng thành hơn.
Từ những người có thói quen sử dụng cà phê đến những người lần đầu tiên sử dụng cà phê đã bị thứ thức uống này mê hoặc và trở thành “con nghiện” của nó. Cà phê đã được chứng minh là một loại đồ uống xã hội đồng thời giúp tư duy của con người sáng láng hơn. Có nhiều người cho rằng cà phê là một thức uống khiến phụ nữ trở nên lãnh cảm, khô cằn. Có lẽ vì thế là lý do số lượng phụ nữ dùng cà phê ít hơn nam giới.
Ban đầu cà phê được rang xay thủ công, nhưng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cà phê của nhiều người thì hệ thống rang xay cà phê công nghiệp đã ra đời. Bằng hệ thống truyền thông và phân phối cà phê mà thứ thức uống này đã có mặt tại khắp nơi trong nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Để tạo dựng nên một thị trường cà phê năng động, Việt Nam đã nghiên cứu và trồng nhiều giống mới với diện tích hàng ngàn hecta cây cà phê. Kết quả thật không ngờ là ngành cà phê càng phát triển mạnh hơn trên thị trường Việt Nam và Thế Giới.
Tuy nhiên, cà phê không phải là một loại cây trồng dễ dãi. Chất lượng của hạt cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cây giống, điều kiện đất đai, khí hậu, cách rang, xay, thời hạn sử dụng và cách pha chế, gia giảm.
Đó là một loại thức uống đầy nhạy cảm, mà theo các chuyên gia cà phê hiện đại, bốn thành phần cơ bản pha trộn để tạo ra một ly cà phê bao gồm: hương thơm, vẻ bề ngoài khi quan sát, nồng độ axit và vị.
Ngoài hương thơm, cảm giác về “trọng lượng” của cà phê trong khoang miệng khi thưởng thức rất quan trọng. Cà phê phải được “cuộn” xung quanh lưỡi và cổ họng trước khi nạp vào dạ dày. Còn độ axit thể hiện ở màu sắc, độ sánh của cà phê. Và vị cà phê, phải tinh tế tới mức gây nên một cơn cuồng say khoái khẩu trong vị giác.
Để lại một bình luận